THỰC HIỆN GIẢI MỘT SỐ CÂU TRONG ĐỀ THI THPT QG BẰNG MÁY TÍNH CASIO FX-580VN X
- 13/08/2020
- 286 lượt xem
Hướng dẫn giải lại một số câu trong đề thi THPT QG 2020 bằng máy tính Casio fx-580VN X.
Câu 2(MĐ101). Nghiệm của phương trình ${{3}^{x-1}}=9$ là:
A. $x=-2$. | B. $x=3$. | C. $x=2$. | D. $x=-3$. |
Lời giải
Sử dụng Shift Solve:
Chọn B .
Câu 6(MĐ101). Số phức liên hợp của số phức $z=-3+5i$ là:
A. $\bar{z}=-3-5i$. | B. $\bar{z}=3+5i$. | C. $\bar{z}=-3+5i$. | D. $\bar{z}=3-5i$. |
Lời giải
Chọn A .
Câu 13(MĐ101). Nghiệm của phương trình ${{\log }_{3}}\left( x-1 \right)=2$ là
A. $x=8$. | B. $x=9$. | C. $x=7$. | D. $x=10$. |
Lời giải
Sử dụng Shift Solve:
Chọn D.
Câu 22(MĐ101). Cho hai số phức ${{z}_{1}}=3-2i$ và ${{z}_{2}}=2+i$. Số phức ${{z}_{1}}+{{z}_{2}}$ bằng
A. $5+i$. | B. $-5+i$. | C. $5-i$. | D. $-5-i$. |
Lời giải
Sử dụng tính năng số phức để thử nghiệm:
Ta có: ${{z}_{1}}+{{z}_{2}}=3-2i+2+i=5-i$.
Chọn C.
Câu 31(MĐ101). Gọi ${{z}_{0}}$ là nghiệm phức có phần ảo dương của phương trình ${{z}^{2}}+6z+13=0$. Trên mặt phẳng tọa độ, điểm biểu diễn số phức $1-{{z}_{0}}$ là
A. $N\left( -2\,;\,2 \right)$. | B. $M\left( 4\,;\,2 \right)$. | C. $P\left( 4\,;\,-2 \right)$. | D. $Q\left( 2\,;\,-2 \right)$. |
Lời giải
Ta có: ${{z}^{2}}+6z+13=0\Leftrightarrow \left[ \begin{aligned} & z=-3+2i \\ & z=-3-2i \\\end{aligned} \right.$.
Do đó ${{z}_{0}}=-3+2i\Rightarrow 1-{{z}_{0}}=4-2i$.
Vậy ta chọn C.
Câu 34(MĐ101).Tập nghiệm của bất phương trình ${{3}^{{{x}^{2}}-13}}<27$ là
A. $\left( 4\,;\,+\infty \right)$. | B. $\left( -4\,;\,4 \right)$. | C. $\left( -\infty \,;\,4 \right)$. | D. $\left( 0\,;\,4 \right)$. |
Lời giải
Sử dụng thử đáp án để giải bất phương trình :
Thử đáp án với $x=5$ :
Loại A.
Thử đáp án với $x=-3;x=3$ :
Loại D.
Thử đáp án với $x=-5$:
Loại C.
Vậy ta chọn B.
Câu 36(MĐ101). Giá trị nhỏ nhất của hàm số $f\left( x \right)={{x}^{3}}-24x$ trên đoạn $\left[ 2;19 \right]$ bằng
A. $32\sqrt{2}$. | B. $-40$. | C. $-32\sqrt{2}$. | D. $-45$. |
Lời giải
Chọn C.
Nhập phương trình đã cho vào Phương thức phương trình/ hệ phương trình:
Tính giá trị 2 cận ta được:
Vậy giá trị nhỏ nhất trong đoạn $\left[ 2;19 \right]$ là $-32\sqrt{2}$.
Câu 47(MĐ101). Cho hình chóp đều $S.ABCD$ có cạnh đáy bằng $a$, cạnh bên bằng $2a$ và $O$ là tâm của đáy. Gọi $M$,$N$, $P$, $Q$ lần lượt là các điểm đối xứng với $O$ qua trọng tâm của các tam giác $SAB$, $SBC$, $SCD$, $SDA$ và $S’$ là điểm đối xứng với $S$ qua $O$. Thể tích của khối chóp $S’.MNPQ$ bằng
A. $\dfrac{20\sqrt{14}{{a}^{3}}}{81}$. | B. $\dfrac{40\sqrt{14}{{a}^{3}}}{81}$. | C. $\dfrac{10\sqrt{14}{{a}^{3}}}{81}$. | D. $\dfrac{2\sqrt{14}{{a}^{3}}}{9}$. |
Lời giải
Chọn A.
Ghép hệ trục tọa độ ta được :
$O\left( 0;0;0 \right);S\left( 0;0;a\sqrt{3} \right);A\left( \dfrac{a\sqrt{2}}{2};0;0 \right);B\left( 0;\dfrac{a\sqrt{2}}{2};0 \right);C\left( -\dfrac{a\sqrt{2}}{2};0;0 \right);D\left( 0;-\dfrac{a\sqrt{2}}{2};0 \right)$
Gọi ${{S}_{1}};{{S}_{2}};{{S}_{3}};{{S}_{4}}$ lần lượt là trọng tâm của các tam giác $SAB$, $SBC$, $SCD$, $SDA$. Ta được:
$${{S}_{1}}\left( \dfrac{a\sqrt{2}}{6};\dfrac{a\sqrt{2}}{6};\dfrac{a\sqrt{3}}{3} \right);{{S}_{2}}\left( -\dfrac{a\sqrt{2}}{6};\dfrac{a\sqrt{2}}{6};\dfrac{a\sqrt{3}}{3} \right);$$
$${{S}_{3}}\left( -\dfrac{a\sqrt{2}}{6};-\dfrac{a\sqrt{2}}{6};\dfrac{a\sqrt{3}}{3} \right);{{S}_{4}}\left( \dfrac{a\sqrt{2}}{6};-\dfrac{a\sqrt{2}}{6};\dfrac{a\sqrt{3}}{3} \right)$$
Từ đó ta có được tọa độ của các đỉnh $S’,M,N,P,Q$ như sau :
$$S’\left( 0;0;-a\sqrt{3} \right);$$
$$M\left( \dfrac{a\sqrt{2}}{3};\dfrac{a\sqrt{2}}{3};\dfrac{2a\sqrt{3}}{3} \right);N\left( -\dfrac{a\sqrt{2}}{3};\dfrac{a\sqrt{2}}{3};\dfrac{2a\sqrt{3}}{3} \right);$$
$$P\left( -\dfrac{a\sqrt{2}}{3};-\dfrac{a\sqrt{2}}{3};\dfrac{2a\sqrt{3}}{3} \right);Q\left( \dfrac{a\sqrt{2}}{3};-\dfrac{a\sqrt{2}}{3};\dfrac{2a\sqrt{3}}{3} \right)$$
Như vậy, ta có được tọa độ các vector :
$$\begin{aligned} & \overrightarrow{S’M}=\left( \dfrac{a\sqrt{2}}{3};\dfrac{a\sqrt{2}}{3};\dfrac{5a\sqrt{3}}{3} \right);\overrightarrow{S’N}=\left( -\dfrac{a\sqrt{2}}{3};\dfrac{a\sqrt{2}}{3};\dfrac{5a\sqrt{3}}{3} \right); \\ & \overrightarrow{S’P}=\left( -\dfrac{a\sqrt{2}}{3};-\dfrac{a\sqrt{2}}{3};\dfrac{5a\sqrt{3}}{3} \right);\overrightarrow{S’Q}=\left( \dfrac{a\sqrt{2}}{3};-\dfrac{a\sqrt{2}}{3};\dfrac{5a\sqrt{3}}{3} \right) \\\end{aligned}$$
Sử dụng máy tính để nhập 4 vector vào:
Sử dụng máy tính để tính thể tích khối
Vậy ta có thể tích khối chóp $S’.MNPQ$ là :
$$\begin{aligned} {{V}_{S’.MNPQ}}&={{V}_{S’.MNP}}+{{V}_{S’.MQP}} \\ & =\dfrac{1}{6}\left| \left[ \overrightarrow{S’M},\overrightarrow{S’N} \right].\overrightarrow{S’P} \right|+\dfrac{1}{6}\left| \left[ \overrightarrow{S’M},\overrightarrow{S’Q} \right].\overrightarrow{S’P} \right|=\dfrac{40\text{a}\sqrt{3}}{81} \end{aligned}$$
Chọn câu A.