Bài toán lãi suất

I. Thiết lập các công thức sẽ sử dụng

    1. 1. Lãi kép gửi một lần:
      Giả sử ta có một số tiền M đem gửi vào ngân hàng với lãi suất r và kỳ hạn n theo thể thức lãi kép. Khi đáo hạn ta sẽ nhận được một số tiền là

      $$M_n=M(1+r)^n$$

       

    2. 2. Lãi kép gửi định kỳ hàng tháng gửi vào cuối mỗi tháng:
      Giả sử cứ mỗi tháng vào cuối tháng ta đem một số tiền m đem gửi vào ngân hàng với lãi suất r theo thể thức lãi kép. Sau n tháng khi đáo hạn ta sẽ nhận được một số tiền là

      $$M_n=\dfrac{m}{r}((1+r)^n-1)$$

       

    3. 2. Lãi kép gửi định kỳ hàng tháng gửi vào đầu mỗi tháng:
      Giả sử cứ mỗi tháng vào đầu tháng ta đem một số tiền m đem gửi vào ngân hàng với lãi suất r theo thể thức lãi kép. Sau n tháng khi đáo hạn ta sẽ nhận được một số tiền là

      $$M_n=\dfrac{m}{r}((1+r)^n-1)(1+r)$$

 

  1. 3. Mua hàng trả góp hàng tháng, trả vào cuối mỗi tháng:
    Giả sử ta mua một món hàng có giá trị M theo hình thức trả góp hàng tháng vào cuối mỗi tháng với lãi suất đánh trên số tiền chưa trả là r. Mỗi tháng ta trả một số tiền là m. Sau n tháng thì trả hết. Thầy Sơn có phương trình sau:

    $$M(1+r)^n=\dfrac{m}{r}((1+r)^n-1)$$

     

Chia sẻ

About TS. Nguyễn Thái Sơn

TS. Nguyễn Thái Sơn
Nguyên trưởng Khoa Toán-Tin học ĐHSP TP HCM (1999-2009). /n Nguyên Giám đốc- Tổng biên tập NXB ĐHSP TP HCM (2009-2011). /n Nguyên Tổng thư ký Hội Toán học TP HCM (2008-2013). /n Giảng viên thỉnh giảng ĐHSP TP HCM.

Bài Viết Tương Tự

Câu 12

  Với $m$ nguyên dương ta có: $$m\sin\big[(x+2m)\pi\big]=x\Leftrightarrow \sin(\pi x)=\dfrac{x}{m}$$ Do các hàm số $y=\sin(\pi …

×

Sai số! tác hại to lớn của việc sử dụng máy tính Casio giả và cách phòng tránh Chi tiết