Tích vectơ kép của ba vec tơ và ứng dụng

Bài toán

Trong không gian cho ba vectơ: $\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}$ và $\overrightarrow{c}$.

Thay vì ký hiệu $[\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}]$ như SGK chúng tôi sẽ ký hiệu giống máy tính Casio $\overrightarrow{a}\times \overrightarrow{b}$ để chỉ tích có hướng của hai vectơ $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$.

Khi đó $\overrightarrow{u}= (\overrightarrow{a} \times \overrightarrow{b})\times \overrightarrow{c}$ sẽ cho ta một vectơ mà ta gọi là tích vectơ kép của ba vectơ $\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}$ và $\overrightarrow{c}$.

 
 

Nhận xét

  1. 1. Vectơ $\overrightarrow{u}$ vuông góc với vectơ $\overrightarrow{a}\times \overrightarrow{b}$ và vuông góc với vectơ $\mathbf{\overrightarrow{c}}$
  2. 2. Vì thứ tự của 3 vectơ là quan trọng nên vectơ nào chắc chắn vuông góc với vectơ $\overrightarrow{u}$ ta liệt kê cuối cùng. Nghĩa là trong ba vectơ chỉ có một vectơ vuông góc với vectơ $\overrightarrow{u}$, vectơ đó ta liệt kê cuối cùng khi nhập số liệu vào máy tính Casio.

 
 

Ứng dụng

 
 

Ứng dụng 1: Đường cao của tam giác.

w2a
 
 
 
 
Đường cao $AH$ của tam giác $ABC$ vuông góc với hai vectơ:

$\overrightarrow{AB}\times \overrightarrow{AC}\quad $ và $\quad \overrightarrow{BC}$

Vậy vectơ chỉ phương của đường cao $AH$ là $\overrightarrow{AB}\times \overrightarrow{AC}\times \overrightarrow{BC}$

(đã tuân theo thứ tự thì không cần đóng mở ngoặc đơn.)

 
 
 
 
 
 
 
 

Ứng dụng 2: Đường thẳng đi qua điểm $M$, cắt đường thẳng $d_1$ và vuông góc với đường thẳng $d_2$.

w2b 1

Giả sử $d_1$ đi qua $N$ và vectơ chỉ phương $\overrightarrow{a_1}$, $d_2$ có vectơ chỉ phương $\overrightarrow{a_2}$.

Đường thẳng $d$ cần tìm cắt $d_1$ tạo thành một mặt phẳng, mặt phẳng này có cặp vectơ chỉ phương $\overrightarrow{a_1}, \overrightarrow{MN}$ nên vectơ pháp tuyến là $\overrightarrow{a_1}\times \overrightarrow{MN}$.

Ngoài ra theo đề bài đường thẳng này vuông góc với $d_2$ nên vectơ chỉ phương của nó là
$$\overrightarrow{a_1}\times \overrightarrow{MN}\times \overrightarrow{a_2}$$

 
 

Ứng dụng 3: Hình chiếu vuông góc của một đường thẳng lên một mặt phẳng.

w2d
 
 
 
 
Gọi $d’$ là hình chiếu vuông góc của $d$ trên mặt phẳng $(P)$. Ta thấy $d’$ là giao tuyến của hai mặt phẳng: mặt phẳng $(P)$ và mặt phẳng $(d,d’)$.

Mặt phẳng $(d,d’)$ có cặp vectơ chỉ phương là $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{n}$ nên nó có vectơ pháp tuyến là $\overrightarrow{a} \times \overrightarrow{n}$. Ngoài ra $d$ còn vuông góc với $\overrightarrow{n}$ nên vectơ chỉ phương của $d’$ là $$\overrightarrow{a}\times \overrightarrow{n}\times \overrightarrow{n}$$

 
 
 

Áp dụng: Câu 45 đề thi TN THPT 2021 mã đề 101.

bai45

Xét hai vectơ $\overrightarrow{a}=(1;1;-1), \overrightarrow{n}=(1;2;1)$.

Vectơ $\overrightarrow{u}=\left(\overrightarrow{a}\times \overrightarrow{n}\right) \times \overrightarrow{n}$ là vec tơ chỉ phương của hình chiếu vuông góc.

pt1b 1

Toạ độ giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng là nghiệm của hệ phương trình:

pt1c 1

Đối chiếu với 4 phương án

bai45b

ta chọn C.

Chia sẻ

About TS. Nguyễn Thái Sơn

BQT Toán Casio
nguyên trưởng Khoa Toán-Tin học ĐHSP TP HCM (1999-2009). nguyên Giám đốc- Tổng biên tập NXB ĐHSP TP HCM (2009-2011). nguyên Tổng thư ký Hội Toán học TP HCM (2008-2013). Giảng viên thỉnh giảng ĐHSP TP HCM.

Bài Viết Tương Tự

Nen Non

GIẢI CHI TIẾT CÂU HÌNH NÓN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG TRONG ĐỀ THAM KHẢO THPT 2023

Đề bài: (Câu 48 đề tham khảo THPT 2023) Cho khối nón có đỉnh $S$, …

×

Sai số! tác hại to lớn của việc sử dụng máy tính Casio giả và cách phòng tránh Chi tiết