Giải câu 49 đề thi TN THPT mã đề 101
- 20/07/2021
- 149 lượt xem
GIẢI
Gợi ý:
- $\bullet\ $Hai đoạn thẳng $AM$ và $BN$ rời nhau ta đưa chúng về hai đoạn thẳng gấp khúc, tức là tạo bởi ba điểm như các bài toán cổ điển. Xem thêm bài
- $\bullet\ $ Dùng phép đối xứng qua mặt phẳng để thay $AM=A’M$ và dùng phép tịnh tiến để thay $BN=B’M$. Lúc này bài toán GTLN trở thành $|A’M-B’M|$ đã biết cách giải.
Gọi $A’$ là điểm đối xứng của $A$ qua mặt phẳng $(Oxy)$ và gọi $B’$ là điểm sao cho $\overrightarrow{BB’}=\overrightarrow{NM}$.
Khi đó $|AM-BN|=|A’M-B’M|\leqslant A’B’.$
Ta thấy $B’$ nằm trên mặt phẳng cố định đi qua $B$ và song song với mặt phẳng $(Oxy)$, mặt phẳng này có phương trình $z=2$ (vì $z_B=2$). Ngoài ra vì $BB’=2$ nên $B’$ chạy trên đường tròn tâm $B$ bán kính 2 vẽ trong mặt phẳng nói trên.
Vì $A(1;-3;-4)$ nên $A'(1;-3;4)$ (do tính chất đối xứng qua mặt phẳng $z=0$) và $H(1;-3;2)$.
$B(-2;1;2)$ nên $HB=5$, $A’H=2$
Ta có $|AM-BN|=|A’M-B’M|\leqslant A’B’=\sqrt{A’H^2+HB’^2} \quad (1)$
Trong đó $A’H=2$ và $HB’\leqslant HB+BB’=5+2=7 \quad (2)$.
Do đó $|AM-BN|\leqslant \sqrt{4+49}=\sqrt{53}.$
Xảy ra dấu “bằng” khi và chỉ khi các bất đẳng thức (1) và (2) xảy ra dấu “bằng”.
(1) xảy ra dấu bằng khi và chỉ khi $M$ nằm trên đường thẳng $A’B’$ và nằm ngoài đoạn $A’B’$.
(2) xảy ra dấu bằng khi và chỉ khi $B’$ nằm trên đoạn $HB$.
Hình vẽ sau đây chỉ ra vị trí chính xác của các điểm $%M$ và $N$ trên mặt phẳng $(Oxy)$ để xảy ra dấu “bằng”.
Tóm lại GTLN của $|AM-BN|$ là $\sqrt{53}$.
PS. Dành riêng cho các em đang học 12 (học hè hết chương trình 12 🙂 ):