LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO NGUỒN CẢM HỨNG TRONG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC?
- 07/04/2020
- 88 lượt xem
Cảm hứng đóng vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc đối với mỗi người. Đặc biệt, đối với trẻ ở cấp Tiểu Học, giai đoạn quan trọng để trẻ tiếp thu những kiến thức cơ bản nhất về những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống . Vì vậy, việc tạo ra nguồn cảm hứng cho trẻ là vô cũng cần thiết đối với giáo viên trong công tác giảng dạy. Sau đây sẽ là một số phương pháp đơn giản có thể hỗ trợ giáo viên tạo sự hứng thú cho học sinh:
- Tạo hứng thú học tập bằng cách làm cho học sinh nhận thức được mục tiêu, lợi ích của bài học
- Giáo viên nên làm cho các em nhận thức về lợi ích của việc học một cách tích cực và thiết thực nhất
- Với mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra tính hữu ích của một nội dung nào đó. Tính hữu ích của một nội dung dạy học cũng được thể hiện rõ khi chúng ta đặt ra sự đối lập giữa “có nó” và “không có nó”.
Ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không có chữ viết? Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta không có những từ đồng nghĩa, không có câu ghép?
- Tạo hứng thú học tập bằng cách tác động vào nội dung dạy học
- Giúp các em thấy được sự thú vị, vẻ đẹp và khả năng kì diệu của chính đối tượng học tập
- Giới thiệu bài mới tạo sự hấp dẫn, gây sự tò mò cho học sinh:
Ví dụ: Trong giờ tập đọc: “Đây là một con chim sẻ rất nhỏ bé. Thế nhưng nhà văn Tuốc-ghê-nhép đã kính cẩn nghiêng mình thán phục trước nó, vì sao vậy? Chúng ta hãy cùng nhau đọc bài Con sẻ để trả lời câu hỏi này”
- Tạo hứng thú học tập bằng cách sứ dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Tổ chức trò chơi học tập:
Trò chơi học tập nào cũng đều tạo được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Từ đó làm tăng khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em.
- Tổ chức hoạt động học theo nhóm:
Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung.
- Tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học
Đúng như tên gọi của nó, “lớp học ngoài không gian lớp học” là kiểu lớp học thoát ra khỏi không gian trường lớp, đưa học sinh đến với những không gian phù hợp với mục tiêu chương trình, kiến thức; để rồi ở không gian đó, giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động học tập.
- Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò
Việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và trò.
- Tạo hứng thú học tập bằng việc đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra, đánh giá
Phải đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của HS tiểu học theo một chiến lược dạy học lạc quan – đó là nhấn mạnh vào mặt thành công của học sinh. Đạt được thành công trong học tập sẽ tạo ra hứng thú và niềm say mê học tập của học sinh.
Trích nguồn Internet