NGÀY HOÀN HẢO VÀ NGÀY SỐ TAU

  • 20/01/2022
  • 189 lượt xem
  • thaohlt

Ngày hoàn hảo

Ngày $28$ tháng $6$ hằng năm được xem là ngày hoàn hảo nhất theo quan điểm toán học.

Lí do là bởi $6$ và $28$ là hai số hoàn hảo hiếm hoi có thể kết hợp tạo nên một ngày/tháng. Trong $1$ năm thì chỉ có $28/6$ là ngày mà hai số tạo thành là hai số hoàn hảo khác nhau.

Số hoàn hảo là số tự nhiên bằng tổng các ước thực sự của nó. Chẳng hạn, $64$ có $3$ ước thực sự là $1, 2, 3$ và $1+2+3=6$. Số $28$ có $4$ ước thực sự là $1, 2, 4, 7, 14$ và $1+2+4+7+14=28$. Trong phạm vi $10.000$ thì chỉ có $4$ số hoàn hảo là $6, 28, 496$ và $8128$. Rất hiếm.

 

Ngày siêu hoàn hảo

Là ngày mà cả ngày/tháng/năm đều là số hoàn hảo. Lần gần nhất mà điều đó xảy ra là vào năm $496$ (ngày $28$ tháng $6$ năm $496$, viết là $6/28/496$ – ba số hoàn hảo liên tiếp), cách đây hơn $15$ thế kỉ. Chúng ta phải đợi hơn $6.000$ năm nữa mới có ngày siêu hoàn hảo tiếp theo, vào năm $8128$.

 

Ngày số Tau (Tô)

Những người đam mê toán học cũng đã chọn $28/6$ là ngày Tau. Tau kí hiệu là $\tau$, là tỷ số giữa chu vi của hình tròn với bán kính của nó $(\tau{}=C/r=2\pi)$. Giá trị xấp xỉ của $\tau$ là $6.28$. Theo cách viết ngày tháng thông dụng của phương Tây thì $6.28$ cũng chính là ngày $28$ tháng $6$.

8

Giá trị của Tau với nhiều chữ số thập phân hơn:

$\tau{}=6.2831853071795864769252867665590057683943387987502116419498891846…$

Nguồn: Tham khảo

Chia sẻ

About Toanbitexdtgd1

Toanbitexdtgd1

Bài Viết Tương Tự

Bài toán Hình hoc TS 10 PTNK (câu 4)

    Gọi $N$ là giao điểm của $AE$ và $HT$. Tam giác $HKN$ vuông …