NHỮNG TRÒ CHƠI THÚ VỊ TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở CẤP TIỂU HỌC

Để nâng cao chất lượng giảng dạy và giúp trẻ hứng thú hơn trong việc học tập các bộ môn, đặc biệt môn Toán. Smartkid đã thu thập được một số trò chơi có thể vận dụng trong quá trình giảng dạy theo các lớp học. Các giáo viên cùng tham khảo nhé!!!

1.    Các trò chơi Toán dành cho lớp 1:

– Trò chơi “Sắp xếp thứ tự”
Mục đích: Nhận biết thứ tự các số, rèn tính chính xác khi làm bài tập.

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các tấm bìa, mỗi tấm bìa có ghi sẵn số đã học từ 1 đến 10.

Luật chơi: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.

Cách chơi: Giáo viên phát cho mỗi em tham gia chơi một tấm bìa có ghi sẵn số để các em chuẩn bị. Khi nghe giáo viên hô: 1, 2, 3 học sinh lập tức mỗi em cầm tấm bìa có ghi sẵn số lên đứng vào vị trí của mình, khi nghe hô dừng thì các em không được thay đổi vị trí nữa. Giáo viên cùng cả lớp nhận xét tuyên dương những em biết xếp đúng vị trí.

1 87480

– Trò chơi “Xếp hình theo mẫu” 
Mục đích: Củng cố về nhận dạng hình tam giác, hình tròn. Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật của dãy hình.

Chuẩn bị: Mỗi học sinh lấy sẵn các hình tròn, hình tam giác (trong bộ đồ dùng học toán 1) đặt trên bàn. Giáo viên chuẩn bị dãy hình mẫu sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ).

Cách chơi: Cả lớp cùng chơi.
Giáo viên đưa dãy hình mẫu ra cho cả lớp quan sát trong một thời gian ngắn (có thể đếm từ 1 đến 10), sau đó cất đi. Khi giáo viên ra hiệu lệnh, học sinh dùng các hình đã chuẩn bị sẵn của mình để xếp thành dãy hình theo đúng mẫu của giáo viên đưa ra. Trong khoảng thời gian định trước (1 phút hoặc 2 phút), những học sinh nào xếp đúng, đẹp sẽ được thưởng.

20170329 104919 modifie

2.    Các trò chơi Toán dành cho lớp 2:

– Trò chơi “Xếp hàng thứ tự”

Mục đích: Giúp học sinh củng cố so sánh và sắp xếp thứ tự các số. Từ các số tự nhiên đã cho học sinh tự so sánh, chọn lựa để có thể xếp theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

Chuẩn bị:
– Giáo viên: chuẩn bị 2 lá cờ hiệu (Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau)
– Học sinh: mỗi đội 5 mảnh bìa ép Plastic để ghi các số.

Chọn đội chơi: Mỗi đội khoảng 4, 5 em tuỳ theo yêu cầu bài tập; các em tự đặt tên cho đội mình (Ví dụ: tên gọi tương ứng với màu sắc của cờ hiệu như đội Xanh, đội Đỏ).

Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội mình. Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau (trong 1 phút )Khi cô giáo hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc theo yêu cầu như: “ Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn ” ; “ Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé ” sau đó đổi các biển giữa hai đội rồi tiếp tục chơi.Sau 5 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.

Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết: So sánh các số trong phạm vi 1000, Các số từ 101 đến 110, Các số từ 111 đến 200, Ôn tập các số trong phạm vi 1000 với các bài tập xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.

00514249901 20140924

– Trò chơi “Bingo”

Mục đích: Củng cố bảng cộng, trừ. Cộng, trừ các số tròn chục, tròn trăm.

Chuẩn bị: Hai học sinh một bẳng Bingo có ghi sẵn các số và bút lông.

Cách chơi: Giáo viên phát bảng Bingo cho các nhóm. Giáo viên lần lượt nêu và ghi các phép tính. Học sinh nhẩm kết quả rồi đánh chéo vào các ô có kết quả tương ứng. Nhóm nào có các ô cùng hàng được chéo thì hô: Bingo. Giáo viên cùng học sinh kiểm tra kết quả.

Trò chơi có thể sử dụng cho các bài: Cộng, trừ, nhân, chia trong bảng với các bài tính, tính nhẩm.

SAM 1010

3.    Các trò chơi Toán dành cho lớp 3:

– Trò chơi “Ong đi tìm nhụy”

Mục đích: Rèn tính tập thể. Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia.

Chuẩn bị:

– 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
– 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.
– Phấn màu.

Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em. Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi. Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không ? 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.

su pham mam non

– Trò chơi “Truyền điện”

Mục đích: Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000. Luyện phản xạ nhanh ở các em.

Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào.

Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em nói to 1 số trong phạm vi 1000 chẳng hạn “400 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 200 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là e C phải nói tiếp “bằng 200”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai thì phạt.

Lưu ý:

+Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ…

+Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các bảng cộng trừ, nhân chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hô to 7×3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 21.

+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.

IMG20160907072810 FILEminimizer

4.    Các trò chơi Toán dành cho lớp 4:

– Trò chơi “Điền số thích hợp”

Mục đích: Rèn tính tập thể, tính nhanh nhẹn. Giúp cho học sinh luyện tập cộng, trừ.

Chuẩn bị: Vẽ các vòng tròn nhỏ.

Cách chơi: Điền số từ 1 đến 7 vào các vòng tròn nhỏ sao cho tổng của ba số trên cùng một vạch thẳng đều bằng nhau. Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em. Mỗi nhóm điền số vào bảng con , trong 5 phút nhóm nào điền đúng được nhiều bảng có tổng khác nhau hơn là thắng và được cả lớp tuyên dương.

Lưu ý: Tổng các số từ 1 đến 7 bằng 28. Tổng của ba tổng trên các vạch bằng 28 cộng hai lần số ở vòng tròn giữa, và số này phải chia hết cho 3. Vì vậy, ta có các trường hợp sau: Số giữa là 1: tổng =28+2=30 (chia hết cho 3) – tổng ba số trên một vạch là 10. Số giữa là 2 : tổng = 28+4=32 (không chia hết cho 3) – không được. Số 3, 5, 6 cũng đều không được.

Myriam Socrate et les petits philosophes bilingues

– Trò chơi “Ra khơi”

Mục đích: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, làm việc nhóm. Củng cố tính toán nhanh.

Chuẩn bị: Các tấm bìa hình tứ giác ghi biểu thức, các tấm bìa hình tam giác ghi kết quả.

Cách chơi: Cho chơi nhóm 6 em. Các nhóm tự đính tấm bìa ghi biểu thức vào giấy khổ to rồi lựa chọn tấm bìa ghi kết quả tương ứng đính lên trên sao cho giống hình một chiếc thuyền căng buồm ra khơi. Trong 8 phút nhóm nào ghép đúng và nhiều thuyền nhất là thắng. Nhóm thắng sẽ được giáo viên thưởng 1 cái cờ đỏ.

schoolexams kz0F

5.    Các trò chơi Toán dành cho lớp 5:

– Trò chơi “Đội nào vô địch”

Mục đích:
– Giúp học sinh nắm vững cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
– Rèn tác phong nhanh nhẹn, trí thông minh, sáng tạo.

Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành ba đội, mỗi đội năm em và viết sẵn năm bộ đề toán cho ba đội.

Cách chơi: Khi giáo viên hô (5 phút bắt đầu) thì mỗi em trong đội bốc thăm đề của mình trong bộ đề của đội và làm các yêu cầu của đề. Em nào làm xong trước thì nộp bài rồi về chỗ ngồi, giáo viên đánh dấu những bài nộp trước thời gian quy định. Hết thời gian giáo viên cùng cả lớp chấm điểm cho từng đội.

Luật chơi:
Mỗi bài giải đúng được 10 điểm.
Nếu sai một phép tính hoặc một lời giải trừ 2 điểm.
Mỗi bài nộp trước thời gian quy định được cộng thêm một điểm.
Hết thời gian mà bạn nào còn viết tiếp là phạm quy thì không được tính điểm.
Đội nào có tổng điểm nhiều hơn thì thắng cuộc.
depositphotos 109961226 stockafbeelding scholier met leraar in elementaire

-Trò chơi “Những bông hoa điểm 10”
Mục đích: Giúp học sinh nhớ lâu công thức tính chu vi, diện tích của các hình cơ bản trong chương trình. Từ đó vận dụng linh hoạt kết hợp với kĩ năng tính nhẩm để tính toán chu vi, diện tích của một số hình.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một bó hoa đặt ở giữa bục giảng, trên những bông hoa được cắt bằng giấy màu bên trong ghi nội dung các câu hỏi:

Câu 1: Có mấy loại góc, đó là những góc nào? So sánh các góc với góc vuông.
Câu 2: Hình vuông có đặc điểm gì?
Câu 3: Hình chữ nhật có đặc điểm gì?
Câu 4: Nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật.
Câu 5: Nêu điểm khác giữa tính chu vi và diện tích một hình? Cho VD minh hoạ.

Cách chơi: chơi thi đua giữa các cá nhân. Học sinh xung phong lên hái hoa. Hái hoa xong phải đọc cho cả lớp nghe câu hỏi sau đó mới trả lời. Nếu bạn trả lời chính xác, diễn đạt trôi chảy thì cả lớp vỗ tay thật to và thưởng cho bạn một bông hoa. Nếu bạn trả lời đúng nhưng chưa trôi chảy thì vỗ tay nhưng hơi nhỏ. Nếu bạn trả lời sai cô giáo gợi ý nhưng không trả lời được thì lặc cò cò về chỗ, bạn khác lên thay.

Luật chơi: Giáo viên nhận xét đánh giá và có phần thưởng cho học sinh trả lời xuất sắc.

9 1

Nguồn: AZtest, Toplist.

Chia sẻ

About Bitex Casio

Bitex Casio

Bài Viết Tương Tự

toan 2

SÁCH GIÁO KHOA TOÁN LỚP 1 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Bộ sách giáo khoa lớp 1: Chân trời sáng tạo là bộ sách được biên soạn …

×

Sai số! tác hại to lớn của việc sử dụng máy tính Casio giả và cách phòng tránh Chi tiết