Ba cách tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau (3)
- 20/03/2021
- 222 lượt xem
Sử dụng công thức
$$d(AB,CD)=\dfrac{12V_{ABCD}}{\sqrt{4.AB^2.CD^2-\left(AC^2+BD^2-AD^2-BC^2\right)^2}}$$
Tính $d(AB’,A’C’)$. Xét tứ diện $AB’A’C’$, ba cặp cạnh đối như sau:
- $\bullet \quad AB’=\sqrt3$ vì $\widehat{AA’B’}=120^\circ, A’A=A’B’=1$
- $\quad A’C’=AC=\sqrt3$ (như trên)
- $\bullet \quad AA’=1$
- $\ \quad B’C’=1$
$A’C^2=A’H^2+HC^2=AA’^2-HA^2+HC^2\Rightarrow A’C=\sqrt2$(H như trong hình vẽ của cách 2)
Suy ra $AC’$ được tính như sau: $$AC’^2+A’C^2=2(AC^2+AA’^2)$$
(trong một hình bình hành tổng bình phương của hai đường chéo thì bằng tổng bình phương của 4 cạnh) - $\bullet \quad AC’=\sqrt6$
- $ \quad A’B’=1$
Thể tích khối tứ diện khi biết 6 cạnh được tính như sau:
$$V_{AB’A’C’}=\dfrac{1}{12}\sqrt{9(-6+2+7)+1(6-2+7)+6(6+2-7)-(3+18+18+3 )}=\dfrac{\sqrt2}{12}$$
(Xem công thức tính thể tích khối tứ diện khi biết 6 cạnh trên diễn đàn này)
Suy ra $d(AB’,A’C’)=\dfrac{12V}{\sqrt{4AB’^2.A’C’^2-(AA’^2+B’C’^2-AC’^2-A’B’^2)^2}}$
Nhận xét: Cách này cũng tính toán phiền toái, tuy nhiên có một ưu điểm là nếu tìm được độ dài 6 cạnh của khối tứ diện thì chỉ cần thay số vào công thức. Muốn học cách tính toán nhanh với công thức chúng tôi sẽ trình bày sau.