ĐỊNH LÝ COSIN, ĐỊNH LÝ SIN VÀ CÁC CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH TAM GIÁC
- 03/03/2022
- 5,720 lượt xem
Tam giác $ABC$ bất kỳ, ta có:
Độ dài các cạnh là $a=BC, b=CA, c=AB$
Các góc của tam giác được ký hiệu là $A, B, C$
Nửa chu vi $p=\dfrac{a+b+c}{2}$
Bán kính đường tròn nội tiếp tam giác là $r$
Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác là $R$
1. Định lý Sin
$$\mathbf{\dfrac{a}{sinA}=\dfrac{b}{sinB}=\dfrac{c}{sinC}=2R}$$
2. Định lý Cosin
$$\mathbf{a^2=b^2+c^2-2bccosA}$$
$$\mathbf{b^2=a^2+c^2-2accosB}$$
$$\mathbf{c^2=a^2+b^2-2abcosC}$$
Hệ quả của định lý Cosin: Công thức tính góc từ độ dài ba cạnh của tam giác
$$\mathbf{cosA=\dfrac{b^2+c^2-a^2}{2bc}}$$
$$\mathbf{cosB=\dfrac{a^2+c^2-b^2}{2ac}}$$
$$\mathbf{cosC=\dfrac{a^2+b^2-c^2}{2ab}}$$
3. Công thức trung tuyến
$$\mathbf{{m_a}^2=\dfrac{b^2+c^2}{2}-\dfrac{a^2}{4}}$$
$$\mathbf{{m_b}^2=\dfrac{c^2+a^2}{2}-\dfrac{b^2}{4}}$$
$$\mathbf{{m_c}^2=\dfrac{a^2+b^2}{2}-\dfrac{c^2}{4}}$$
Trong đó ${m_a}, {m_b}, {m_c}$ lần lượt là độ dài trung tuyến kẻ từ $A, B, C$
4. Các công thức tính diện tích tam giác
$$\mathbf{S=\dfrac{1}{2}a{h_a}=\dfrac{1}{2}b{h_b}= \dfrac{1}{2}c{h_c}}$$
$$\mathbf{S=\dfrac{1}{2}absinC=\dfrac{1}{2}acsinB=\dfrac{1}{2}bcsinA}$$
$$\mathbf{S=\dfrac{abc}{4R}}$$
$$\mathbf{S=pr}$$
$$\mathbf{S=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}}$$
Trong đó ${h_a}, {h_b}, {h_c}$ lần lượt là độ dài đường cao kẻ từ $A, B, C$
5. Ứng dụng giải bài toán
Bài toán 1: Cho tam giác $ABC$ cân tại $A$ có $\widehat{A}=100^o$. Giả sử $P$ là một điểm trong tam giác sao cho $\widehat{PBC}=20^o, \widehat{PCB}=30^o$. Chứng minh rằng $BP=BA$
Hướng dẫn giải:
Áp dụng định lý Sin cho tam giác $ABC$, ta có: $\dfrac{BC}{sinA}=\dfrac{AB}{sinC}$ hay
$$BC=AB\dfrac{sin100^o}{sin40^o}=2ABsin50^o$$
Lại áp dụng định lý Sin cho tam giác $BPC$, ta có: $\dfrac{BP}{\sin{\widehat{BCP}}}=\dfrac{AB}{\sin{\widehat{BPC}}}$ hay
$$BP+BC\dfrac{\sin30^o}{\sin130^o}=2AB\sin50^o\dfrac{\sin30^o}{\sin130^o}=2AB\sin30^o=AB$$
Vậy $BP=BA$
Bài toán 2: Cho tam giác $ABC$ cân tại $A$ với $\widehat{A}=80^o$. Trên hai cạnh $BC$ và $AC$ lấy điểm $D$ và $E$ sao cho $\widehat{BAD}=50^o$, $\widehat{ABE}=30^o$. Tính $BED$
Hướng dẫn giải:
Giả sử $AD$ cắt $BE$ tại $O$. Ta có $\widehat{AOB}=100^o, \widehat{BDA}=80^o, \widehat{CBE}=20^o, \widehat{AEB}=70^o, \widehat{CAD}=30^o$
Áp dụng định lý Sin cho tam giác $ODB$, ta có: $\dfrac{OD}{OB}=\dfrac{\sin{20^o}}{\sin{80^o}}$
Tương tự: $\dfrac{OB}{OA}=\dfrac{\sin{50^o}}{\sin{30^o}}$, $\dfrac{OA}{OE}=\dfrac{\sin{70^o}}{\sin{30^o}}$
Do đó: $\dfrac{OD}{OE}= \dfrac{OD}{OB} \dfrac{OB}{OA} \dfrac{OA}{OE}=\dfrac{\sin{20^o}}{\sin{80^o}}\dfrac{\sin{50^o}}{\sin{30^o}}\dfrac{\sin{70^o}}{\sin{30^o}}=1$
Suy ra tam giác $ODE$ cân tại $O$ mà $\widehat{EOD}=\widehat{AOB}=100^o$ nên $\widehat{BED}=40^o$
Bài toán 3: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn bán kính bằng $3$, biết $\widehat{A}=30^o, \widehat{B}=45^o$. Tính độ dài trung tuyến kẻ từ $A$ và bán kính đường tròn nội tiếp tam giác
Hướng dẫn giải:
Ta có $\widehat{C}=180^o-\widehat{A}-\widehat{B}=180^o-30^o-45^o=105^o$
Theo định lý Sin, ta có:
$a=2RsinA=2.3.sin30^o=3$
$b=2RsinB=2.3.sin45^o=3\sqrt{2}$
$c=2RsinC=2.3.sin105^o\approx{5,796}$
Theo công thức đường trung tuyến, ta có:
${m_a}^2=\dfrac{b^2+c^2}{2}-\dfrac{a^2}{4}=\dfrac{{3\sqrt{2}}^2+5,796^2}{2}-\dfrac{3^2}{4}=23,546808\approx{23,547}$
Theo công thức tính diện tích tam giác, ta có:
${S_{ABC}}=pr=\dfrac{1}{2}bcsinA \rightarrow{}r=\dfrac{bcsinA}{2p}=\dfrac{3\sqrt{2}.5,796.sin30^o}{3+3\sqrt{2}+5,796}\approx{0,943}$
Bài toán 4: Cho tam giác $ABC$ có $M$ là trung điểm của $BC$. Biết $AB=3, BC=8, \cos\widehat{AMB}=\dfrac{5\sqrt{13}}{26}$. Tính độ dài cạnh $AC$ và góc lớn nhất của tam giác $ABC$
Hướng dẫn giải:
$BC=8\rightarrow{}BM=4$
Đặt $AM=x$
Theo định lý Cosin, ta có:
$\cos\widehat{AMB}=\dfrac{AM^2+BM^2-AB^2}{2AM.BM}$
$\iff{}\dfrac{5\sqrt{13}}{26}=\dfrac{x^2+16-9}{2.4.x}$
$\iff{}13x^2-20\sqrt{13}x-91=0$
$\iff{}\left[\begin{array}{I}{x=\sqrt{13}\\x=\dfrac{7\sqrt{13}}{13}}\end{array}\right.$
Theo công thức đường trung tuyến, ta có:
$AM^2=\dfrac{2(AB^2+AC^2)-BC^2}{2.AB.AC}$
Trường hợp 1: Nếu $x=\sqrt{13}\rightarrow{}13=\dfrac{2(3^2+AC^2)-8^2}{4}\rightarrow{}AC=7$
Ta có: $BC>AC>AB\rightarrow{} \widehat{A}$ lớn nhất
Theo định lý Cosin, ta có:
$cosA=\dfrac{AB^2+AC^2-BC^2}{2.AB.AC}=\dfrac{-1}{7}$
Suy ra $\widehat{A}\approx{98^o12′}$
Trường hợp 2: Nếu $x=\dfrac{7\sqrt{13}}{13}\rightarrow{}\dfrac{49}{13}=\dfrac{2(3^2+AC^2)-64}{4}\rightarrow{}AC=\sqrt{\dfrac{397}{13}}$
Ta có $BC>AC>AB\rightarrow{}\widehat{A}$ lớn nhất
Theo định lý Cosin, ta có:
$cosA=\dfrac{AB^2+AC^2-BC^2}{2.AB.AC}=\dfrac{-53}{\sqrt{5161}}$
Suy ra $\widehat{A}\approx{137^o32′}$