LÝ THUYẾT VỀ VIẾT PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG

ĐỊNH NGHĨA:[dropshadowbox align=”none” effect=”lifted-both” width=”auto” height=”” background_color=”#ffffff” border_width=”1″ border_color=”#dddddd” ]

Phương trình cuả mặt phẳng $\left( P \right)$ đi qua điểm $A\left( {{x}_{0}},{{y}_{0}},{{z}_{0}} \right)$ và có vector pháp tuyến $\vec{n}=\left( A,B,C \right)$, $\left( {{A}^{2}}+{{B}^{2}}+{{C}^{2}}>0 \right)$  có dạng:

$A\left( x-{{x}_{0}} \right)+B\left( y-{{y}_{0}} \right)+C\left( z-{{z}_{0}} \right)=0$.

    • Phương trình tổng quát của mặt phẳng $\left( P \right)$ là:

$Ax+By+Cz+D=0,\,\left( {{A}^{2}}+{{B}^{2}}+{{C}^{2}}>0 \right)$

    • Phương trình đoạn chắn: Nếu mặt phẳng $\left( P \right)$ cắt các trục tọa độ $Ox,Oy,Oz$ lần lượt tại $A\left( a;0;0 \right)$, $B\left( 0;b;0 \right)$, $C\left( 0;0;c \right)$ với $a.b.c\ne 0$ thì ta có phương trình đoạn chắn của mặt phẳng $\left( P \right)$ là:$\dfrac{x}{a}+\dfrac{y}{b}+\dfrac{z}{c}=1$

[/dropshadowbox]

DẠNG 1: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG KHI BIẾT VECTOR PHÁP TUYẾN

    • Mặt phẳng $\left( P \right)$  song song với mặt phẳng $\left( Q \right)$   thì   $\left( P \right)$  có một vector pháp tuyến là   $\overrightarrow{{{n}_{P}}}=\overrightarrow{{{n}_{Q}}}$ với $\overrightarrow{{{n}_{Q}}}$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $\left( Q \right)$ .
    •  Mặt phẳng $\left( P \right)$   vuông góc với đường thẳng  $\left( Q \right)$   thì $\left( P \right)$    có một vector pháp tuyến là  $\overrightarrow{{{n}_{P}}}=\overrightarrow{{{u}_{Q}}}$ với $\overrightarrow{{{u}_{Q}}}$  là vector chỉ phương của đường thẳng $\left( Q \right)$.
    •  Mặt phẳng $\left( P \right)$   là mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng  $AB$  thì  $\left( P \right)$  có một vector pháp tuyến là  $\overrightarrow{{{n}_{P}}}=\overrightarrow{AB}$.
    •  Lưu ý: Cho Vector chỉ phương của đường thẳng là $d$ ${{\vec{u}}_{d}}=\left( a;b;c \right)$. Khi đó,  $d$ có hai dạng phương trình sau:

– Phương trình tham số của đường thẳng $d$  là: $\left\{ \begin{align}  & x={{x}_{0}}+at \\  & y={{y}_{0}}+bt \\  & z={{z}_{0}}+ct \\ \end{align} \right.,\,\left( t\in R \right)$

– Phương trình chính tắc của đường thẳng $d$  : (với $a.b.c\ne 0$ ):   $\dfrac{x-{{x}_{0}}}{a}=\dfrac{y-{{y}_{0}}}{b}=\dfrac{z-{{z}_{0}}}{c}$

DẠNG 2. VIẾT PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG DỰA VÀO TÍNH CHẤT CỦA TÍCH CÓ HƯỚNG

Phương pháp

Ứng dụng tỉnh chất tích có hướng của hai vector: $\left\{ \begin{align}  & \left[ \overrightarrow{u},\overrightarrow{v} \right]\bot \overrightarrow{u} \\  & \left[ \overrightarrow{u},\overrightarrow{v} \right]\bot \overrightarrow{v} \\ \end{align} \right.$

    • 2 điểm $A,B$ nằm trong một mặt phẳng $\left( P \right)$ $\Rightarrow \overrightarrow{AB}\bot \overrightarrow{{{n}_{P}}}$
    • Mặt phẳng $\left( P \right)$ vuông góc với mặt phẳng $\left( Q \right)$ $\Rightarrow \overrightarrow{{{n}_{P}}}\bot \overrightarrow{{{n}_{Q}}}$
    • Mặt phẳng $\left( P \right)$ chứa hoặc song song với đường thằng $d$ $\Rightarrow \overrightarrow{{{n}_{P}}}\bot \overrightarrow{{{u}_{d}}}$

Các bài toán thường gặp:

  1. Mặt phẳng $\left( P \right)$ đi qua $3$ điểm $A,B,C$ $\Rightarrow \left( P \right)$ có một vector pháp tuyến là $\overrightarrow{{{n}_{P}}}=\left[ \overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC} \right].$
  2. Mặt phẳng $\left( P \right)$ qua $M,N$ và vuông góc với mặt phẳng $\left( Q \right)$ thì $\left( P \right)$ có một vector pháp tuyến là $\overrightarrow{{{n}_{P}}}=\left[ \overrightarrow{MN},\overrightarrow{{{n}_{Q}}} \right].$,với $\overrightarrow{{{n}_{Q}}}$ là vector pháp tuyển của $\left( Q \right)$.
  3. Mặt phẳng $\left( P \right)$ chứa đường thẳng $d$ và vuông góc với $\left( Q \right)$ thì $\left( P \right)$ có một vector pháp tuyến là $\overrightarrow{{{n}_{P}}}=\left[ \overrightarrow{{{u}_{d}}},\overrightarrow{{{n}_{Q}}} \right].$với $\overrightarrow{{{u}_{d}}}$ là vector chỉ phương của đường thẳng
  4. $d$và $\overrightarrow{{{n}_{Q}}}$là vector pháp tuyến của $\left( Q \right)$.
  5. Mặt phẳng $\left( P \right)$ song song với đường thẳng $d$ và vuông góc với $\left( Q \right)$ thì $\left( P \right)$ có một vector pháp tuyến là $\overrightarrow{{{n}_{P}}}=\left[ \overrightarrow{{{u}_{d}}},\overrightarrow{{{n}_{Q}}} \right].$với $\overrightarrow{{{u}_{d}}}$ là vector chỉ phương của đường thẳng $d$ và $\overrightarrow{{{n}_{Q}}}$là vector pháp tuyến của $\left( Q \right)$.
  6. Mặt phẳng $\left( P \right)$ vuông góc với $\left( Q \right)$ và $\left( R \right)$ thì $\left( P \right)$ có một vector pháp tuyến là $\overrightarrow{{{n}_{P}}}=\left[ \overrightarrow{{{n}_{Q}}},\overrightarrow{{{n}_{R}}} \right].$với $\overrightarrow{{{n}_{Q}}},\overrightarrow{{{n}_{R}}}$lần lượt là vector pháp tuyên của $\left( Q \right)$ và $\left( R \right)$.
  7. Mặt phẳng $\left( P \right)$ chứa hai đường thẳng cắt nhau ${{d}_{1}},{{d}_{2}}$ thì $\left( P \right)$ có một vector pháp tuyến là ${{\overrightarrow{n}}_{_{P}}}=\left[ {{\overrightarrow{u}}_{_{{{d}_{1}}}}},{{\overrightarrow{u}}_{_{{{d}_{2}}}}} \right]$ với ${{\overrightarrow{u}}_{_{{{d}_{1}}}}},{{\overrightarrow{u}}_{_{{{d}_{2}}}}}$ lần lượt là vector chỉ phương của đường thẳng ${{d}_{1}},{{d}_{2}}$.
  8. Mặt phẳng $\left( P \right)$ chứa đường thẳng ${{d}_{1}}$ và song song với đường thẳng ${{d}_{2}}$ thì $\left( P \right)$ có một vector pháp tuyến là ${{\overrightarrow{n}}_{_{P}}}=\left[ {{\overrightarrow{u}}_{_{{{d}_{1}}}}},{{\overrightarrow{u}}_{_{{{d}_{2}}}}} \right]$ với ${{\overrightarrow{u}}_{_{{{d}_{1}}}}},{{\overrightarrow{u}}_{_{{{d}_{2}}}}}$ lần lượt là vector chỉ phương của đường thẳng ${{d}_{1}},{{d}_{2}}$.
  9. Mặt phẳng $\left( P \right)$ chứa điểm $M$ và đường thẳng $d$ thì $\left( P \right)$ có một vector pháp tuyến là ${{\overrightarrow{n}}_{_{P}}}=\left[ {{\overrightarrow{u}}_{_{d}}},\overrightarrow{MA} \right]$ với ${{\overrightarrow{u}}_{_{d}}}$ là vector chỉ phương của đường thẳng $d$ và $A\in d$.

Mọi ý kiến đóng góp và các câu hỏi thắc mắc về các bài viết hướng dẫn giải toán casio cũng như các vấn đề về máy tính Casio fx 580vnx , bạn đọc có thể gởi tin nhắn trực tiếp về fanpage DIỄN ĐÀN TOÁN CASIO

Chia sẻ

About Ngọc Hiền Bitex

Ngọc Hiền Bitex

Bài Viết Tương Tự

Giải 5 câu trắc nghiệm Đ/S lớp 11 của SGD Hà Nội – 1

  Công thức phải nhớ 1. $u_n=u_1+(n-1)d$ 2. $S_n=\dfrac{n}{2}\left[2u_1+(n-1)d\right]$   a) $u_3=u_1+(3-1)d\qquad $ Đ   …

×

Sai số! tác hại to lớn của việc sử dụng máy tính Casio giả và cách phòng tránh Chi tiết