Định nghĩa lại các đơn vị đo khối lượng, thời gian và khoảng cách

Ngày 16 tháng 11 năm 2018, Hội nghị toàn thể về Cân đo (CGPM) lần thứ 26 các thành viên đã biểu quyết với đa số thông qua cho việc định nghĩa lại các đơn vị đo lường cơ sở SI, mà Ủy ban Quốc tế về Cân đo (CIPM) đã đề xuất định nghĩa lại hồi đầu năm. Định nghĩa mới có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2019.

Hằng số Planck h chính xác bằng $6.62607015×10^{−34}\ \text{Joule-giây (J⋅s)}$

(tức là chính xác bằng $6.62607015×10^{−34}\ \text{kg⋅m$^2$/s)}$.

 

Trên máy tính Casio fx-580VN X sản xuất khoảng 2016 hằngsố này được hiển thị planc

Dựa vào hằng số Planc Ủy ban này đã thống nhất trên toàn cầu định nghĩa đơn vị kilogram. Ta tuần tự theo các định nghĩa sau đây:

  1. $\bullet\ $ 1 giây là khoảng thời gian của 9.192.631.770 chu kỳ bức xạ tương ứng với sự chuyển đổi giữa hai mức siêu mịn của trạng thái cơ bản của nguyên tử caesium 133. Các đồng hồ nguyên tử sử dụng đơn vị thời gian này. Định nghĩa này dựa vào hằng số $\Delta v_{cs}$ (tần số chuyển tiếp siêu mịn ở trạng thái cơ bản không bị xáo trộn của nguyên tử caesium 133)
  2. $\bullet\ $ 1 mét là chiều dài của con đường ánh sáng đi được trong chân không trong khoảng thời gian $\dfrac{1}{299792458}$ giây.Trên máy tính Casio fx-580VN X hiển thị vtas
  3. $\bullet\ $ 1 kg
    $$\text{1 kg}= \dfrac{(299792458)^2}{(9192 631 770)(6.62607015\times 10^{-34})}\dfrac{\Delta v_{cs}h}{c^2}$$

15pml034 leon chao watt balance by curt suplee nist

Cân Kibble do Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ vận hành.

 

 

Tất nhiên “1 kilogram vẫn là 1 kilogram“, nghĩa là nếu ta ra chợ mua 1 kilogram thịt, người bán thịt cắt một miếng bỏ lên cân lò xo và cân được 1 kilogram thì miếng thịt đó vẫn là 1kg 🙂 .
ENvHjEKX0AADFKq
Định nghĩa nói trên chấm dứt 133 năm quan niệm 1 kilogram là khối lượng của một khối hợp kim platinum–iridium đặt tại một phòng thí nghiệm chuẩn ở Paris.

gettyimages 867537586 170667a 1
International prototype kilogram with protective double glass bell, 3D rendering

 

Định nghĩa mới này được sử dụng trong vật lý lý thuyết và trong vật lý nói chung. Ví dụ ta sẽ định nghĩa 1 watt như sau
$$1w=\dfrac{1kg.(1m)^2}{(1s)^3}$$

Chia sẻ

About TS. Nguyễn Thái Sơn

TS. Nguyễn Thái Sơn
Nguyên trưởng Khoa Toán-Tin học ĐHSP TP HCM (1999-2009). /n Nguyên Giám đốc- Tổng biên tập NXB ĐHSP TP HCM (2009-2011). /n Nguyên Tổng thư ký Hội Toán học TP HCM (2008-2013). /n Giảng viên thỉnh giảng ĐHSP TP HCM.

Bài Viết Tương Tự

Hướng dẫn chấm môn Lý tỉnh Đăk Lăk năm học 2016-2017

 

×

Sai số! tác hại to lớn của việc sử dụng máy tính Casio giả và cách phòng tránh Chi tiết