Về bài toán Hình học (2) thi 10 chuyên 2022 TP HCM

hinh2

 

Lời giải:

 

hinh4

 

Tam giác $AMI$ nhận $H$ làm trực tâm nên: $$HI.HK=HA.HD\quad (1)$$

Tam giác $ABC$ nhận $H$ làm trực tâm nên: $$HF.HC=HA.HD\quad (2)$$

Từ (1) và (2) suy ra $$HI.HK=HF.HC$$

Do đó tứ giác $IKFC$ nội tiếp.

 

Xét tam giác $EID$.

Tứ giác $AFHE$ nội tiếp, suy ra $\widehat{E}_1=\widehat{A}_1$ (cùng chắn cung $FH$).

$\widehat{A}_1$ phụ với $\widehat{ABC}$.

$\widehat{ABC}=\widehat{DEC}$ (do tứ giác $AEDB$ nội tiếp).

$\widehat{DEC}$ phụ với $\widehat{E}_2$.

Vậy $\widehat{E}_1=\widehat{E}_2$

Suy ra $EB$ là đường phân giác trong và $EC$ là đường phân giác ngoài góc $\widehat{IED}$.

Vậy $\dfrac{BI}{BD}=\dfrac{CI}{CD}$.

 

b) Tứ giác $HKMD$ nội tiếp đường tròn đường kính $HM$ nên $$ID.IM=IH.IK$$

 

hinh5

Tứ giác $AFHK$ nội tiếp đường tròn đường kính $AH$ nên $$IE.IF=IH.IK$$

Vậy $$IE.IF=ID.IM$$
Suy ra tứ giác $EFDM$ nội tiếp.

Vậy $M$ là giao điểm thứ hai của đường tròn Ơ-le với đường thẳng $BC$ nên $M$ là trung điểm $BC$ (đpcm).

 

 

 

Lưu ý: Học sinh thi chuyên nên tự học thêm nhiều kiến thức về hình học, ví dụ đường tròn đi qua 9 điểm, còn gọi là đường tròn Ơ-le. Các bạn có thể đọc thêm tại đây:

Đường tròn Ơ-le (Euler)

 

Chia sẻ

About TS. Nguyễn Thái Sơn

TS. Nguyễn Thái Sơn
Nguyên trưởng Khoa Toán-Tin học ĐHSP TP HCM (1999-2009). /n Nguyên Giám đốc- Tổng biên tập NXB ĐHSP TP HCM (2009-2011). /n Nguyên Tổng thư ký Hội Toán học TP HCM (2008-2013). /n Giảng viên thỉnh giảng ĐHSP TP HCM.

Bài Viết Tương Tự

Giải phần đại số thi HSG MTCT Q1 – 2024

  GIẢI $\overline{abc}=b^7+20(a^2-2b)+8c ⇔ 100a+10b+c=b^7+20(a^2-2b)+8c$   $⇔ c=\dfrac{100a+10b-b^7-20(a^2-2b)}{7}$ Mở một bảng tính mới. Cột A …