Giải bài thi HSG MTCT (THCS) Kiên Giang 2025

Bài1.

Câu 1: Tính tổng $$A=\dfrac{1}{\sqrt1+\sqrt3}+\dfrac{1}{\sqrt3+\sqrt5}+\dfrac{1}{\sqrt5+\sqrt7}+\dots +\dfrac{1}{\sqrt{2023}+\sqrt{2025}}$$

 

Cách 1: kg1a 1
 

Cách 2: Làm mất căn thức ở mẫu số, mỗi tử số là một hiệu, tổng của các hiệu triệt tiêu lẫn nhau. Kết quả:
 
kg1b 1
 

Câu 2: Tìm các số tự nhiên $a, b, c, d, e, f$ sao cho $$\dfrac{20232024}{2025}=a+\dfrac{1}{
b+\dfrac{1}{
c+\dfrac{1}{
d+\dfrac{1}{
e+\dfrac{1}{
f}}}}}$$

 

 
Nhập phép tính và bấm $\fbox{SHIFT} \ \fbox{EXE}$ kg1cc
 
Nhập biểu thức kg1d 1 và bấm $\fbox{SHIFT} \ \fbox{EXE}$ kg1e 1. Lấy phần nguyên $8$.
 
Liên tục bấm $\fbox{SHIFT} \ \fbox{EXE}$ và lấy phần nguyên cho đến khi dư bằng $0$ (nghĩa là kết quả là số nguyên) thì dừng:
 
kg1f 1 kg1g 1 kg1h 1
 
kg1i 1
 

Vậy ta có liên phân số $$\dfrac{20232024}{2025}=[9991;8,7,1,1,5]$$
Theo thứ tự của liên phân số này từ trái qua phải ta có $a, b, c, d, e, f$.
 

Bài 2.
 
Câu 1. Cho đa thức $g(x)=2x^3-x^2-18x+9$
 

a) Tìm các nghiệm của đa thức $g(x)$.
 
b) Tìm đa thức bậc ba $f(x)=x^3+ax^2+bx+c$, biết rằng khi chia đa thức $f(x)$ cho đa thức $g(x)$ thì được đa thức dư là $r(x)=\dfrac34x^2+\dfrac{41}{4}x-\dfrac{15}{4}$.

 

 

a) $$2x^3-x^2-18x+9=0 \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}x= -3\\ x=3 \\ x=\dfrac12\end{array}\right. $$
 
kg2a 1 kg2b 1 kg2c 1
 
kg2d 1
 
b) Lưu biểu thức $g(x)$ vào biến nhớ kg2e 1
 
Nhận thấy thương của phép chia $f(x)$ cho $g(x)$ là $\dfrac{1}{2}$ nên ta lưu biểu thức $f(x)$ vào biến nhớ kgm1a
 

Vì $f(x)=x^3+ax^2+bx+c$ nên $$c=f(0), \quad b=\dfrac{f(1)-f(-1)-2}{2}, \quad a=\dfrac{f(1)+f(-1)-2c}{2}$$
 

kgm1b
 

Vậy $f(x)=x^3+\dfrac14x^2+\dfrac54x+\dfrac34$.

 

 
Câu 2. Tìm cặp số nguyên dương $(x;y)$ với $x$ nhỏ nhất có 3 chữ số sao cho $8x^3-y^2-2xy=0$.
 

 

$$8x^3-y^2-2xy=0 \Leftrightarrow y=-x+\sqrt{x^2+8x^3} \quad \text{(vì}\ y>0)$$

Ta lập bảng giá trị cho hàm số $y=-x+\sqrt{x^2+8x^3}$ với $x=100, 101, 102, 103 \dots $
 
 
kg3a kg3b kg3c
 
Vậy cặp số nguyên $(x;y)$ với $x$ nhỏ nhất có 3 chữ số thoả điều kiện là $\left\{\begin{array}{l}x=105\\ y=2940\end{array}\right.$.
 

Bài 3.

Câu 1. Cho dãy số $(u_n)$ biết: $u_1=2, u_2=3, u_3=22, u_4=103, u_5=522$.

a) Tìm công thức truy hồi tính $u_{n+2}$ theo $u_{n+1}$ và $u_n$.

b) Lập quy trình bấm phím liên tục tính $u_n, S_n$. Tính $u_{15}, S_{20}$ (ghi kết quả chính xác trong đó $S_n$ là tổng của $n$ số hạng đầu tiên của dãy $(u_n)$).

 

Trước hết câu a) sẽ được hiểu là: Tìm các số $a, b$ sao cho $u_{n+2}=au_{n+1}+bu_n \quad (n \geqslant 1)$ với $u_1=2 , u_2=3$ (vì nếu không như vậy, ta sẽ có vô số dãy mà $5$ số hạng đầu tiên thỏa yêu cầu, còn từ $u_6$ trở đi giá trị sẽ bị phân hóa. Thầy Trần Văn Toàn, Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh (Đồng Nai) có nhiều ví dụ thuộc loại này)

 

Ta tìm các số $a, b$ sao cho $u_{n+2}=au_{n+1}+bu_n \quad (n \geqslant 1)$ với $u_1=2 , u_2=3, u_3=22, u_4=103$.
 
Xét hệ phương trình $$\left\lbrace\begin{array}{l}3a+2b=22\\ 22a+3b=103\end{array} \right. $$

kg5a

Vậy $$u_{n+2}=4u_{n+1}+5u_n\quad (n \geqslant 3), u_1=2, u_2=3.$$
 

b) Quy trình bấm phím tính $u_n$ và $S_n$ trên máy tính Casio fx-580VNX . Trên máy tính Casio fx-880BTG không còn hỗ trợ tính năng này, nó được thay bằng bảng tính.
 
Nhập lên màn hình:

x=x+1:A=4B+5A:C=C+A:x=x+1:B=4A+5B:C=C+B

 
Bấm $\fbox{CALC}$, khi máy tính hỏi x ta nhập $2$, hỏi B ta nhập $3$, hỏi A ta nhập $2$, hỏi C ta nhập 5:
 

Bấm $\fbox{=}$ liên tục cho đến khi thấy x $=15$ thì nhấn thêm $\fbox{=}$ ta được $u_{15}$
 
kg6a.
 

Bấm tiếp liên tục $\fbox{=}$

đến khi thấy x $=20$ bấm $\fbox{=}$ 2 lần thì được $S_{20}$
 
kg6b
 
video9
 
 

Xây dựng dãy số quy nạp (truy hồi) trên máy tính Casio fx-880BTG

1. Mở một bảng tính, nhập vào cột A các số nguyên liên tiếp từ 1 đến 20: kg7a
 
2. Nhập $u_1=2, u_2=3$ lần lượt vào $B_1, B_3$ kg7b, từ $B_3$ đến $B_{20}$ điền công thức:
 
kg7c, kết quả $u_{15}$ bằng kg7d
 
3. Đưa con trỏ đến $C_{20}$, nhập phép tính kg7e kết quả kg7f
 
lưu kết quả vào biến A sau đó ra $\fbox{HOME}$ kg7g.
 

Kết luận: $u_{15}=5086263022, \quad S_{20}=19868214925130$.
 

Câu 2. Cho tứ giác $ABCD$ có

$\widehat{A}=52,84^o, \widehat{B}= \widehat{D}=90^o$, $AD=8,33\ \text{cm} ; AB=7,88 \ \text{cm}$.

Tính độ dài các cạnh $CD, BC$.

kg8a

 

Trong tam giác $ABD$ ta có: $$BD^2=AB^2+AD^2-2AB.AD.\cos \widehat{BAD}$$
Suy ra $BD=$ kg8b lưu vào A.
kg8c

 

Ta tính góc $\widehat{ABD}$: Mở màn hình Solver, nhập phương trình
 
kg8d, ra lệnh giải phương trình, lưu nghiệm vào B: kg8e
 
Trong tam giác $BCD$ ta có: $\dfrac{CD}{\sin \widehat{DBC}}=\dfrac{BD}{\sin \widehat{DCB}}$.
 
Cũng trong màn hình Solver ta giải phương trình sau để tìm $CD$:
 
kg8f kg8g
 
Bấm VARIABLE để tính góc $\widehat{BDC}$ lưu vào C kg8h
 
Trong tam giác $BC$ ta có: $\dfrac{BC}{\sin \widehat{BDC}}=\dfrac{BD}{\sin \widehat{DCB}}$.
 
Cũng trong màn hình Solver ta giải phương trình sau để tìm $BC$:
 
kg8i kg8j
 
 

CÁCH KHÁC (dành cho giáo viên)
Ta tính $BD=\sqrt{8,33^2+7,88^2-2.8,33.7,88\cos(52,84^{\text{o}})}$ kgck1a lưu vào A.
 

Đặt $CD=x ⇒ BC=\sqrt{x^2+AD^2-AB^2}\qquad $ lưu vào biến nhớ kgck1b
 
(lưu ý $AC^2=BC^2+AB^2=AD^2+CD^2 ⇔ BC=\sqrt{CD^2+AD^2-AB^2}$)
 
Áp dụng Định lý Ptô-lê-mê cho tứ giác nội tiếp $ABCD$:
$$CD.AB+BC.AD=AC.BD$$
$$7,88x+8,33\sqrt{x^2+B}=A\sqrt{8,33^2+x^2}\qquad (\text{A,B là biến nhớ})$$

Nhập phương trình sau vào Solver kgck1c 1.
 
Giải phương trình ta có: $CD=$ kgck1d$BC=$ kgck1e
 

Lưu ý: cách làm này ít tính toán nhưng phải chứng minh/kiểm tra phương trình có nghiệm duy nhất.

 

 

 

Bài 4.

Câu 1. Tìm chữ số hàng trăm của số $29^{2007}$.

 

Ta tìm 3 chữ số tận cùng của số $29^{2007}$, nghĩa là tìm dư của phép chia số $29^{2007}$ cho 1000.
 
Nhận xét: kg10a nên
$$29^{\varphi(1000)} \equiv 1 \ (\text{mod}\ 1000) ⇔ 29^{400} \equiv 1 \ (\text{mod}\ 1000)$$
 
(Vì kg10b nên $\varphi(1000)=$ kg10c. )
 
Ngoài ra kg10d nên
$$29^{2007} =\underbrace{(29^{400})^{5}}_{\equiv 1\ (\text{mod}\ 1000 )}.29^7$$
 
Ta có: kg10e nên 3 chữ số tận cùng của số $29^{2007}$ là $309$, do đó chữ số hàng trăm của

$29^{2007}$ là số $3$.
 
 

Có thể tham khảo:

kgm

 
 

Câu 2 a). Tìm các chữ số $a, b, c, d$ sao cho $\overline{567abcda}$ là số chính phương. Trình bày cách tìm và quy trình bấm phím để có kết quả.

 

Đặt $y=\overline{567abcda}$ khi đó $56700000 \leqslant y \leqslant 56799999$.
 

Suy ra $\sqrt{56700000} \leqslant \sqrt{y} \leqslant \sqrt{56799999}$
 
kg11a
 
Đặt $x=\sqrt{y}$, vì $x$ là số nguyên nên $7530 \leqslant x \leqslant 7536$ và $y=f(x)=x^2$.
 
Quy trình bấm phím:
 
$\color{blue}\bullet$ Lập bảng giá trị cho hàm số $y=f(x)$ và chọn phạm vi của bảng:
 
kg11b
 
$\color{blue}\bullet$ Duyệt 7 giá trị thuộc bảng với chữ số thứ bằng chữ số thứ tám. Trong bảng giá trị này ta xét các số $y$ dạng $\overline{567abcda}$ và có 3 kết quả thỏa yêu cầu bài toán:
 
kg11d
 
$\color{blue}\bullet$ Vậy có 3 bộ chữ số $a, b, c, d$ là
$$0,0,9,0 \quad ; \quad 6, 1, 1,5 \quad ; \quad 1, 5, 9, 6$$
 

Câu 2 b) Tìm tất cả các số tự nhiên $n\ (2000 \leqslant n\leqslant 60000)$ sao cho với mỗi số đó thì $x=\sqrt[3]{54756+15n}$ cũng là số tự nhiên.

 

Cách tìm cũng là quy trình bấm phím.
 
1. Với $2000\leqslant n\leqslant 60000)$ thì $x$ là số nguyên thuộc đoạn $[44;98]$.
 
kg12a 2
 
2. Lập bảng giá trị cho hàm số $n=f(x)=\dfrac{x^3-54756}{15}$ với $x \in [44;88]$ sau đó $x \in [89;98]$:
 
kg12c
 
3. Ta được 4 giá trị cần tìm là $$5193\quad ; \quad 15516\quad ;\quad 31779\quad ;\quad 55332$$
 
 

Bài 5.

Câu 1. Cho tam giác đều $ABC$ có độ dài cạnh là $a$. Lấy $A, B, C$ làm tâm vẽ các đường tròn có cùng bán kính $a$. Hãy tính diện tích gần gạch sọc, biết $a=14,032025\ \text{cm}$.
 

GIẢI

 
Ta có nhận xét: Phần gạch sọc gồm ba hình viên phân bằng nhau. Hình viên phân tạo bởi cung và dây cung $BC$ có diện tích bằng:$$S_{BC}=\pi.a^2\dfrac{60}{360}-\dfrac{a^2\sqrt3}{4}$$
 

kg12dd

 

 
kg12e1
 
Vậy diện tích cần tìm là: kg12e2 $S=53,5086\ \text{cm}^2$
 

Câu 2. Cho hình bình hành $ABCD$, có diện tích là \( a^2 \). Gọi $E, F$ lần lượt là trung điểm của $BC, CD$. Đường chéo $BD$ cắt $AE, AF$ lần lượt tại $M, N$. Tính diện tích tứ giác $BNFC$, biết \( a = 140,32025 \, \text{cm} \).

 

kg13a $S_{BNFC}=S_{BDC}-S_{NDF}$
 
$=\dfrac12S_{ABCD}-\dfrac13S_{ADF}=\dfrac12S_{ABCD}-\dfrac{1}{12}S_{ABCD}$
 
kg13b

 

Nhận xét. Giả thiết về $E$ và $M$ là không cần thiết. Có lẻ giả thiết này dùng để tính diện tích của ngũ giác $EMNFC$.

 

Chia sẻ

About TS. Nguyễn Thái Sơn

TS. Nguyễn Thái Sơn
Nguyên trưởng Khoa Toán-Tin học ĐHSP TP HCM (1999-2009). Nguyên Giám đốc- Tổng biên tập NXB ĐHSP TP HCM (2009-2011). Nguyên Tổng thư ký Hội Toán học TP HCM (2008-2013).

Bài Viết Tương Tự

Phương trình nghiệm nguyên theo 2 biến $x, y$

    Phương trình đã cho tương đương với $$476x^6.y^4-117y^3+19.476x^6.y^2-4x^7+42959x^6-4160538963=0$$ Ta có $476x^6.y^4-117y^3 \geqslant (476x^6-117)y^4>0\quad …