Chứng minh trung điểm dựa vào tam giác đồng dạng

 

Dựa vào tam giác đồng dạng ta tính được tỉ số đồng dạng. Từ tỉ số đồng dạng ta tính được một đoạn theo ba đoạn còn lại. Khi tính được hai đoạn cần chứng minh (là bằng nhau) ta chỉ cần so sánh các kết quả để suy ra hai đoạn đó bằng nhau.

 

 

Ví dụ 1:
Cho điểm $M$ nằm ngoài đường tròn $(O)$. Qua $M$ kẻ hai tiếp tuyến $MA$, $MB$ VÀ cát tuyến $MCD$ $(A,B,C,D$ cùng thuộc đường tròn $(O)$), tia $MC$ nằm giữa tia $MO$ và $MA$. Vẽ đường kính $BE$ của đường tròn $(O)$. Từ $C$ vẽ đường thẳng song song với $OM$ cắt các đường thẳng $BE$ và $ED$ lần lượt tại $I$, $P$. Chứng minh $I$ là trung điểm $CP$.

 

td2c

GIẢI
trungdiem 2

Xét hai tam giác $\triangle EIP$ và $\triangle CKB$ ta có:

$\widehat{IEP}=\widehat{KCB}$ (cùng chắn cung BD)

$\widehat{EIP}=\widehat{O_1}$ (đồng vị) $=\widehat{O_2}$ (đối đỉnh) $=\widehat{BKC}$ (cùng chắn cung BM). Suy ra $\widehat{EIP}=\widehat{BKC}$

Vậy $\triangle EIP \backsim \triangle CKB \Rightarrow IP=KB.\dfrac{EI}{KC}\quad (1)$.

Tương tự

td2b 1

$\triangle EIC \backsim \triangle DKB \Rightarrow IC=IE.\dfrac{KB}{KD}\quad (2)$

Vì $KC=KD$ nên từ $(1)$ và $(2)$ ta suy ra $IP=IC$ (đpcm).

 

 

Ví dụ 2:
Từ một điểm $A$ nằm ngoài đường tròn $(O)$ kẻ hai tiếp tuyến $AB$ và $AC$ đến $(O)$ (với $B, C$ là tiếp điểm). Kẻ cát tuyến $AEF$ không đi qua $O$ ($E$ nằm giữa $A$ và $F$). Gọi $D$ là điểm đối xứng của $B$ qua $O$. Các tia $DE$ và $DF$ cắt $AO$ lần lượt tại $M$ và $N$. Chứng minh: $OM = ON$.

 

trungdiem4a

GIẢI

trungdiem4b

Gọi $K$ là trung điểm $EF$.

Xét hai tam giác $\triangle OND$ và $\triangle KEC$ ta có:

$\widehat{OND}=\widehat{KEC}\quad (1)$ (do $\triangle DMN \backsim \triangle CFE$) (việc chứng minh hai tam giác này đồng dạng dành cho bạn đọc.)

$\widehat{NOD}=\widehat{BOA}$ (đối đỉnh) $=\widehat{CBA}$ (cùng phụ với $\widehat{OBC}$) $=\widehat{CKE}$ (cùng chắn cung CA). Suy ra $\widehat{NOD}=\widehat{CKE}\quad (2)$.

Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra $\triangle OND \backsim\triangle KEC\Rightarrow ON=KE.\dfrac{OD}{KC}\quad (3)$.

Chứng minh tương tự $\triangle OMD \backsim \triangle KFC \Rightarrow OM=KF.\dfrac{OD}{KC} \quad (4)$.

Vì $KE=KF$ nên từ $(3)$ và $(4)$ ta suy ra $ON=OM$ (đpcm).

 

 

Xem thêm Chứng minh trung điểm dựa vào chùm đường thẳng điều hòa

Chia sẻ

About TS. Nguyễn Thái Sơn

TS. Nguyễn Thái Sơn
Nguyên trưởng Khoa Toán-Tin học ĐHSP TP HCM (1999-2009). /n Nguyên Giám đốc- Tổng biên tập NXB ĐHSP TP HCM (2009-2011). /n Nguyên Tổng thư ký Hội Toán học TP HCM (2008-2013). /n Giảng viên thỉnh giảng ĐHSP TP HCM.

Bài Viết Tương Tự

BỘ ĐỀ THI GIỮA HKII LỚP 7 NĂM HỌC 2022-2023

BITEXEDU gửi quý thầy, cô và các bạn học sinh lớp 7 bộ đề thi …

×

Sai số! tác hại to lớn của việc sử dụng máy tính Casio giả và cách phòng tránh Chi tiết