Một lưu ý khi chứng minh trung điểm của đoạn thẳng

gv1a

 

Nếu tam giác $\triangle ABC \backsim \triangle A’B’C’$ ($\widehat{A}=\widehat{A’}, \widehat{B}=\widehat{B’}, \widehat{C}=\widehat{C’}$) và $\triangle ACH \backsim \triangle A’C’H’$(các góc bằng nhau như hình vẽ) thì $\triangle ABH \backsim \triangle A’B’H’$.

Khi đó nếu $H$ là trung điểm $BC$ thì $H’$ là trung điểm $B’C’$.

 

Chứng minh

 

Xét hai tam giác $ABH$ và $A’B’H’$ ta có:

$\color{blue}{\bullet}$ $\widehat{ABH}=\widehat{A’B’H’}$

$\color{blue}{\bullet}$ $\widehat{BAH}=\widehat{BAC}-\widehat{HAC}=\widehat{B’A’C’}-\widehat{H’A’C’}=\widehat{B’A’H’}$

(sự bằng nhau của các góc tương ứng là do các tam giác liên quan đồng dạng).

Vậy $\triangle ABH \backsim \triangle A’B’H’$.

Suy ra $\dfrac{HB}{H’B’}=\dfrac{HA}{H’A’}\quad (1)$

Ngoài ra $\triangle ACH \backsim \triangle A’C’H’\ \text{(gt)}\ \Rightarrow \dfrac{HC}{H’C’}=\dfrac{HA}{H’A’}\quad (2)$

$HB=HC \quad (3)$

Từ $(1)$ $(2)$ và $(3)$ suy ra $H’B’=H’C’$ (đpcm).

 

 

Áp dụng

 

 

Cho tam giác $ABC$ nhọn ( $AB < AC$ ) nội tiếp đường tròn $(O)$ có 2 đường cao $BD$ và $CE$. Tiếp tuyến tại $B$ và $C$ của đường tròn $(O)$ c­ắt nhau tại $M$. $AM$ c­ắt $ED$ tại $K$. Chứng minh $K$ là trung điểm của $ED$.

 

dd1add1b

Gọi $H$ là trung điểm $BC$. Học sinh sẽ chứng minh:

1. $\triangle AED \backsim \triangle ACB$ (dễ)

2. $\triangle AEK \backsim \triangle ACH$ (có hướng dẫn của người ra đề bởi các câu hỏi trung gian).

Tiến hành như trong nhận xét, vì $H$ là trung điểm $BC$ nên $K$ là trung điểm $ED$.

Chia sẻ

About TS. Nguyễn Thái Sơn

TS. Nguyễn Thái Sơn
Nguyên trưởng Khoa Toán-Tin học ĐHSP TP HCM (1999-2009). /n Nguyên Giám đốc- Tổng biên tập NXB ĐHSP TP HCM (2009-2011). /n Nguyên Tổng thư ký Hội Toán học TP HCM (2008-2013). /n Giảng viên thỉnh giảng ĐHSP TP HCM.

Bài Viết Tương Tự

SỬ DỤNG MÁY TÍNH FX-880BTG KIỂM TRA SỐ NGUYÊN TỐ

Một số nguyên là số nguyên tố khi và chỉ khi nó không chia hết …

×

Sai số! tác hại to lớn của việc sử dụng máy tính Casio giả và cách phòng tránh Chi tiết