10 nữ toán học lỗi lạc nhất thế giới từng được biết đến
- 24/04/2019
- 506 lượt xem
- Bitex_DTGD
Giới tính trong toán học dường như không tạo ra sự khác biệt bởi phụ nữ đã đấu tranh cho phân biệt đối xử giới tính nhiều thế kỷ qua để mang đến cho thế giới sự đột phá. Dưới đây là những nhà nữ toán học lỗi lạc nhất trên thế giới mà con người từng biết đến.
Hypatia
Là nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà phát minh người Hy Lạp đồng thời là một nữ triết gia tại tỉnh Ai Cập thuộc La Mã, sau này trở thành một phần lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã. Bà bị sát hại bởi một nhóm tín đồ Cơ Đốc giáo hội Ai Cập (Coptic Christian) khi họ cho rằng bà đã gây ra sự xáo trộn tôn giáo. Hypatia được tôn vinh như là “người bảo vệ khoa học chống lại tôn giáo”, một vài người cho rằng cái chết của bà đã đánh dấu chấm dứt thời kỳ văn hóa cổ Hy Lạp.
Sophie Germain
Marie-Sophie Germain đã lấy và dựa vào cảm hứng từ Archimedes và quyết định nhập học tại một học viện toán dành cho nam giới tại Paris dưới tên của một học viên đã rút. Thật không may, thành tích cuối cùng của bà về định lý cuối cùng của Fermat không được công nhận. Bà mất ở tuổi 55.
Caroline Herschel
Carline Lucretia Herschel (1750-1848) là nhà thiên văn học người Đức. Bà là em gái của William Herschel. Bà là một trong những nhà thiên văn học nữ đầu tiên. Lúc đầu, bà chỉ ghi lại các quan sát của anh bà, nhưng sau đó bà gây dựng được sự nghiệp riêng cho mình. Bà phát hiện ra ngôi sao chổi đầu tiên trong đời mình vào năm 1786. Bà trở thành người phụ nữ mới nhất tìm ra sao chổi trước khi Maria Mitchell trở thành người phụ nữ tiếp theo làm được như thế. Đồng thời, Caroline Herschel còn quan sát thiên hà Messier 110 vào ngày 27 tháng 8 năm 1783 và anh trai William nhắc đến phát hiện này vào năm 1785. Hội Thiên văn Hoàng gia đã trao bà huy chương vàng vào năm 1828. Tên của bà còn được dùng để đặt cho tiểu hành tinh 281 Lucretia.
Ada Lovelace
Ada Lovelace (tên đầy đủ: Augusta Ada King, nữ Bá tước Lovelace; tên trước khi kết hôn: Augusta Ada Byron; 10 tháng 12 năm 1815 – 27 tháng 11 năm 1852) nổi tiếng với việc viết bản mô tả chiếc máy tính của Charles Babbage, nhan đề có tên The Analytical Engine. Bà cũng được xem như là lập trình viên đầu tiên trong lịch sử, tuy nhiên đây còn là một vấn đề gây tranh cãi.
Sofia Kovalevskaya
Sofia Vasilyevna Kovalevskaya là nhà toán học lớn của Nga, với nhiều đóng góp quan trọng cho các ngành thống kê, phương trình vi phân và cơ học, và là người phụ nữ đầu tiên được trao học hàm giáo sư toàn diện ở Bắc Âu.
Emmy Noether
Emmy Noethe, là nhà toán học có ảnh hưởng người Đức nổi tiếng vì những đóng góp nền tảng và đột phá trong lĩnh vực đại số trừu tượng và vật lý lý thuyết. Được Pavel Alexandrov, Albert Einstein, Jean Dieudonné, Hermann Weyl, Norbert Wiener và những người khác miêu tả là một trong những nhà nữ toán học quan trọng nhất trong lịch sử toán học, bà đã làm nên cuộc cách mạng trong lý thuyết vành, trường, và đại số trên một trường. Trong vật lý học, định lý Noether giải thích mối liên hệ sâu sắc giữa tính đối xứng và các định luật bảo toàn.
Florence Nightingale
Florence Nightingale được biết đến như một người cách mạng hóa ngành điều dưỡng hơn là một nhà toán học. Để làm cho lập luận trở nên thuyết phục hơn, bà đã đi sâu vào thống kê và đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực này. Bà là người đầu tiên sử dụng sơ đồ tròn và là người phát minh ra “đồ thị vùng cực”.
Joan Clarke
Joan Clarke là một trong những nhà toán học đã phát minh ra máy Enigma có thể tạo mã và giải mật mã của Đức quốc xã. Tuy nhiên, bà không thể phát triển hơn vì định kiến về giới tính.
Dame Jocelyn Bell Burnell
Bà là người đầu tiên quan sát các xung vô tuyến vào những năm 1960, dẫn đến một trong những khám phá thiên văn quan trọng nhất của thế kỷ. Thành tích của bà được công nhận bằng giải thưởng Nobel, nhưng bà không phải là người nhận được nó mặc dù tên của bà được liệt kê ở vị trí thứ hai trên tờ giấy. Bà cũng là người đầu tiên phân tích một ngôi sao neutron.
Radia Perlman
Radia Perlman là người tạo ra thuật toán Spanning Tree Protocol (Internet sẽ không thể thực hiện được nếu không có). Bà tốt nghiệp từ MIT, và tên của bà đã được đưa vào Hội trường danh vọng nhà phát minh quốc gia. Một số người còn cho rằng bà là “mẹ đẻ” của Internet.
Nguồn: Internet
About Bitex_PTGD
Bài viết liên quan
Bài toán tính một tổng hữu hạn (THCS)
24/05/2024
Hình học không gian
06/02/2023