Bài toán HHKG trong đề thi HSG MTCT tỉnh Kiên Giang 2014-2015

Đề bài:

1.Cho \left ( d_{1} \right ):\left ( m-1 \right )x+\left ( m-2 \right )y+2-m=0\left ( d_{2} \right ):\left ( 2-m \right )x+\left ( m-1 \right )y+3m-5=0  điểm A\left ( 0; 1 \right ) và B\left ( 2; -1 \right ). Gọi P là giao điểm của d_{1} và d_{2} . Tìm m để PA+PB  đạt giá trị lớn nhất?

2)Tính số đo góc AOB (theo độ phút giây) của tứ diện đều ABCD tâm O.

Bài giải:

1.Ta có: d_{1}, d_{2} có pháp tuyến là \overrightarrow{n_{1}}=\left ( m-1; 2-m \right ) ; \overrightarrow{n_{2}}=\left ( 2-m;m-1 \right ) và \overrightarrow{n_{1}}.\overrightarrow{n_{2}}=0 nên d_{1}\bot d_{2}.

Mặt khác, dễ có A\in d_{1} và B\in d_{2} ; \overrightarrow{AB}=\left ( 2; -2 \right )

Do đó P thuộc đường tròn \left ( C \right ) đường kính AB có tâm I\left ( 1; 0 \right ) , bán kính R=\frac{AB}{2}=\sqrt{2}

\left ( C \right ) có phương trình \left ( x-1 \right )^{2}+y^{2}=2

Gọi PH là đường cao của \Delta PAB . Ta có: \left ( PA+PB \right )^{2}=PA^{2}+PB^{2}+2PA.PB=AB^{2}+2PH.AB

PA+PB đạt GTLN \Leftrightarrow PH đạt GTLN \Leftrightarrow H\equiv I

Kẻ \Delta qua I\Delta \bot AB\Delta có phương trình 2\left ( x-1 \right )-2\left ( y-2 \right )=0\Leftrightarrow x-y-1=0

Do đó P=\Delta \cap \left ( C \right ) có tọa độ là nghiệm của hệ phương trình

\left\{\begin{matrix} x-y-1=0 & & \\ \left ( x-1 \right )^{2}+y^{2}=2& & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=y+1 & & \\ \left ( x-2 \right )^{2}+y^{2}=2& & \end{matrix}\right.\Rightarrow y^{2}=1

+y=1\Rightarrow x=2

y=-1\Rightarrow x=0

Với P\left ( 2; 1 \right ) thay  vào \left ( d_{1} \right )  \left ( m-1 \right )2+\left ( m-2 \right )1+2-m=0\Rightarrow m=1

P\left ( 0; -1 \right ) thay vào \left ( d_{1} \right )  \left ( m-1 \right )0+\left ( m-2 \right )\left ( -1 \right )+2-m=0\Rightarrow m=2

Vậy m=1 và m=2 thỏa yêu cầu.

2) Gọi H là trực tâm của \Delta BCD\Rightarrow AH \bot \left ( BCD \right )

Trong mặt phẳng \left ( ABH \right ), qua trung điểm I của AB kẻ \Delta\bot AB\Delta cắt AH tại O.

Đặt AB=a. Trong tam giác ABH có sinA=\frac{BH}{AB}=\frac{\frac{a\sqrt{3}}{3}}{a}=\frac{\sqrt{3}}{3}

\Rightarrow A=arsin\frac{\sqrt{3}}{3}  (gán biến A)

Tam giác ABO cân tại O có góc AOB=180-2A\approx 109^{0}28'16

Chia sẻ

About casiobitex

casiobitex

Bài Viết Tương Tự

Tổng các nghiệm của phương trình lượng giác trên một đoạn

Trong phần đại số của lớp 11 chúng ta gặp phương trình lượng giác, chủ …

×

Sai số! tác hại to lớn của việc sử dụng máy tính Casio giả và cách phòng tránh Chi tiết